SEO top Google hiệu quả và bền vững

Home / SEO top Google hiệu quả và bền vững
Cách SEO từ khóa lên TOP 1 Google có quá khó không, khi mà AI của Google ngày càng thông minh hơn và dường như Google đã bắt đầu hiểu được ngữ nghĩa của tiếng Việt. Hi vọng bài viết dưới đây  sẽ mang lại giá trị, giúp ích cho các bạn.

Vậy SEO top Google là gì?

SEO top Google là phương pháp tối ưu hóa website (onpage và offpage) trở nên thân thiện với bộ máy tìm kiếm Google, giúp website của bạn có thứ hạng cao trên bảng kết quả tìm kiếm Google với mỗi từ khóa cụ thể.

1/ Phân tích sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Đây là một một trong những bước đầu tiên để có một hướng SEO từ khóa hiệu quả do đó hãy tìm hiểu cụ thể, chi tiết về sản phẩm hoặc dịch vụ mà công ty bạn đem đến cho người dùng. Điển hình là bạn phải liệt kê được những điểm mạnh cũng như điểm yếu của doanh nghiệp bạn. Việc này thường được gọi là USP (tức là Unique Selling Point). Có thể nó là chất lượng, cơ sở vật chất, trang thiết bị tốt, …

SEO Google

Khi mà bạn đã liệt kê ra được hết những USP của mình rồi. Bước tiếp theo là hãy dựa vào đó mà cho ra những từ khóa liên quan đến USP đó.

2/ Phân tích tổng quan cơ bản về thị trường và đối thủ

Sau khi bạn đã phân tích được hết USP của mình rồi thì hãy bắt đầu tìm hiểu và phân tích trên thị trường.

Seo google

Bạn có thể lên Google Trend để xem thị trường về sản phẩm, dịch vụ của bạn dao động như thế nào? Google dự đoán nhu cầu của thị trường về ngành hàng của bạn sẽ tăng cao hay hạ thấp vào thời gian tới. Bạn cũng có thể dùng công cụ Keyword Tool IO để biết được lịch sử của ngành hàng từ đó có cái nhìn tổng quan hơn về thị trường.

Nói dễ hiểu. Bạn vào công cụ Google Keyword IO (mà phải là tài khoản VIP nhé) để xem lượng tìm kiếm của người dùng về từ khóa đó qua các tháng trước là như thế nào? Để bạn có cái nhìn và dự đoán cho tương lai.

Nếu bạn có Google Keyword Finder để đánh giá sơ thị trường của bạn nữa thì quá tốt. Công cụ này sẽ giúp bạn hiểu được cơ bản và tổng quan về độ khó của từ khóa trong lĩnh vực ngành hàng của bạn là như thế nào? Thường thì những từ khóa có KD (Keyword Difficulty) >=30 thì được đánh giá là cạnh tranh và khó làm SEO hơn.

3. Thiết lập cấu trúc website

Ngay lúc này đây bạn sẽ tiến hành nghiên cứu và thiết lập cho bằng được một cấu trúc website thân thiện với người dùng và cả Google nữa.

Cấu trúc website rất quan trọng, nó được ví như bộ móng để xây nên một ngôi nhà. Nếu móng càng vững thì nhà càng chắc chắn, an toàn, còn nếu không vững thì sẽ rất nguy hiểm.

Cấu trúc website của bạn phải thân thiện với người dùng. Họ không cần phải click quá nhiều lần, thực hiện quá nhiều thao tác để tìm thấy cái họ cần. Hãy điều hướng tốt nhất có thể để bạn chốt được hàng ngay tức khắc đó là nói về góc độ bán hàng. Còn nếu đề cập đến SEO thì một cấu trúc tốt sẽ làm cho dòng chảy luôn xuyên sốt và sức mạnh sẽ được truyền cho toàn bộ website của bạn chứ không phải tập trung vào một page hay một post nào duy nhất.

Có rất nhiều cấu trúc website như:

Cấu trúc vòng tròn: đây là cấu trúc website mà tất cả các page đều liên kết qua lại với nhau, sức mạnh của trang chủ cũng như các landing page SEO sẽ suy giảm đáng kể, cấu trúc này sẽ thích hợp cho các site vệ tinh dạng tin tức khi tất cả các bài viết là điều có sức mạnh ngang nhau. Sẽ không thật thích hợp nếu như bạn dùng cấu trúc all page to all page để áp dụng cho site bán hàng của mình.

SEO Google

Cấu trúc phân tán: cấu trúc website dạng này giúp bạn hạn chế được số link trên mỗi trang và tạo được nhiều level giúp bạn định hướng tốt hơn đến những chuyên mục, topic đặc biệt (mục tiêu) trên website của bạn. Cấu trúc phân tán theo nhánh cây này sẽ làm cho BOT Google và người dùng mất rất nhiều thời gian mới có thể đến được nhánh cuối cùng. Từ đó việc lập chỉ mục của những page dưới cùng sẽ khó khăn hơn và sức mạnh sẽ chuyển hết về những page nằm ở phía trên.

Cấu trúc phẳng: kỹ thuật này dường như được khá nhiều bạn SEOer áp dụng. Sức mạnh của dòng chảy sẽ mạnh hơn và nhanh hơn. Giúp cho Google BOT và người dùng dễ dàng truy cập và tương tác hơn.

Tùy vào nhu cầu cũng như mục đích của bạn mà hãy sử dụng một cấu trúc website phù hợp nhất.

Cấu trúc website xong rồi, bạn cũng nên định hướng và cho sức mạnh của từng link URL để Google BOT dễ dàng ưu tiên hơn. Bạn có thể tham khảo cách điều hướng sitemap của web dựa vào chỉ số priority (  là thông số quy định tính quan trọng của các url đối với trang web, ưu tiên các url quan trọng cho nó cao điểm hơn, cao nhất là 1.0 và thấp nhất là 0.1 ).

4. Phân tích từ khóa để SEO

Phân tích từ khóa chính là một trong những bước cực kì quan trọng để làm SEO. Hãy dựa vào các từ khóa mà bạn đã liệt kê ra trước đó và hãy dùng các công cụ phân tích từ khóa như: Google Keyword IO, Google Keyword Finder, Google Keyword Planner, Uber Suggest…..để nghiên cứu ra những từ khóa SEO hiệu quả và chất lượng.

Bạn nên chia các từ khóa thành các nhóm sau: từ khóa chính, từ khóa liên quan (từ khóa bắt đầu bằng từ khóa chính), từ khóa LSI (từ khóa ngữ nghĩa – đây là từ khóa mà Google cực ưa thích), từ khóa sản phẩm, từ khóa mua bán, từ khóa review, tham khảo, so sánh,…., từ khóa giá cả, từ khóa local, từ khóa sai chính tả. Mỗi từ khóa sẽ có một ý nghĩa riêng, dựa vào đó bạn chỉ cần sáng tạo ra nội dung cho bài viết và liên kết lại với nhau.

5. Gom nhóm từ khóa theo map keyword

SEO Google

Ở đây bạn phải thực hiện gom nhóm từ khóa lại theo những từ khóa mà bạn đã xây dựng ở bước trên.

Hãy chọn những từ khóa có lượng tìm kiếm cao và allintitle thấp đứng đầu nhóm và làm tương tự cho các nhóm còn lại.

6. Xây dựng chiến lược internal link

Bây giờ bạn hãy vẽ ra dòng chảy luồng hành vi của người dùng. Hãy đặt vai trò của bạn chính là người dùng. Khi bạn vào page A bạn sẽ đi tiếp page B hay page C hay sẽ out ra trang chủ?

SEO Google
Cũng như dựa vào mục đích điều hướng SEO của mình mà bạn sẽ có một chiếc lược internal link cho phù hợp nhất.

7. Khởi tạo hệ thống network và social

Hãy khởi tạo hệ thống network và social để tăng sức mạnh cho website của bạn và lan tỏa thương hiệu của bạn trên Online.

SEO Google

Bạn nên xem qua những hệ thống social và network này: facebook, youtube, google, twitter,..

8. Viết content cho Google BOT

Nói gì thì nói bạn cũng phải để cho Google hiểu website của bạn đang nói đến cái gì và điều gì? Hãy sáng tạo ra bài viết chuẩn SEO cho BOT bằng cách tối ưu các thẻ cơ bản và cực kì quan trọng trong năm 2018 và cả những năm về sau như:

SEO Google

URL bài viết: cần ngắn, đúng trọng tâm từ khóa, chứa từ khóa

Title: Nhắc đến từ khóa, khoảng 60 – 67 kí tự.

Meta Description: nhắc đến từ khóa, trong 100 kí tự đầu chứa từ khóa. Dài tầm 155-160 kí tự. Có những ngành nghề thì meta des có thể sẽ dài hơn.

Canonical

Heading

Hình ảnh

9. Viết content phục vụ người dùng

Khi mà Google ngày càng hiểu hơn về ngữ nghĩa của tiếng Việt thì bắt buộc bạn phải xây dựng được một chiến lược nội dung giá trị và có ích cho người dùng. Hãy viết về cái mà người dùng sản phẩm, dịch vụ quan tâm đến, chứ đừng viết những gì bạn đang có.

Hãy lên một chiến lược content dài hạn, xây dựng website của bạn thành một chuyên gia trong nghề thì đến lúc nào đó giá trị bạn nhận được sẽ tương xứng với những gì bạn đã bỏ ra.

10. Tiến hành Onpage website

Thực hiện công việc Onpage website của bạn theo những tiêu chí mà Google đưa ra:

Hướng dẫn SEO Onpage

Tối ưu thẻ URL bài viết

Tối ưu thẻ tiêu đề

Tối ưu thẻ mô tả – meta description

Tối ưu thẻ meta keyword

Tối ưu thẻ meta language

Tối ưu thẻ meta author

Tối ưu thẻ heading

Tối ưu thẻ img

Tối ưu thẻ schema

Tối ưu thẻ meta GEO

Tối ưu thẻ canonical

Tối ưu thẻ hreflang

Tối ưu tốc độ tải

Mobile reponsive

Cài đặt SSL (https://)

Cài đặt Sitemaps.XML

Cài đặt File Robot.TXT

Cài đặt Google Webmaster Tool

Cài đặt Google Analytics

Cài đặt Favicon

Đa dạng nội dung truyền tải (Text, Img, Video, Infographic)

Tối ưu mật độ từ khóa

Focus nội dung vào Insight khách hàng

Chiến lược Internal Link

Chiến lược Anchor Text

Chiến lược External Link

Chiến lược xử lý Broken Link

Tích hợp Social Media

Gắn DMCA (Luật bản quyền)

Hosting

11. Update và làm mới bài viết
Hãy liên tục cập nhật và sáng tạo ra những bài viết mới thường xuyên. Việc update nội dung mới liên tục sẽ làm cho con BOT Google vào crawl đọc thông tin website và lập chỉ mục nhanh hơn. Từ đó thúc đẩy uy tín của website bạn lên nhiều.

12. Tiến hành xây dựng liên kết cho website

Sau khi đã xây dựng được hệ thống Onpage thì bạn tiến hành xây dựng chiến lược Offpage cho website bằng cách xây dựng liên kết đến từ những nguồn sau:

Xây dựng liên kết từ hệ thống forum
Bạn có thể tìm những forum cùng lĩnh vực của bạn và thực hiện xây dựng liên kết cho website của mình. Lên Google gõ: forum:từ khóa tìm hoặc diendan: từ khóa tìm để list hết những forum có cùng lĩnh vực và tiến hành xây dựng backlink nhé.

Xây dựng liên kết từ web buyer, trang rao vặt
Một trong những nguồn tiếp theo để xây dựng liên kết đó là các trang rao vặt như: enbac, vatgia, rongbay, muare, 5giay, muachung,…..cũng là cách tạo backlink chất lượng. Vì ở những trang này có rất đông thành viên và hoạt động mua bán khá tốt.

Xây dựng liên kết từ web 2.0
Hãy sử dụng các web 2.0 như: Blogger, wordpress, weebly, tumblr,….để phát triển những liên kết cũng rất hiệu quả.

Xây dựng liên kết từ hệ thống PBN
Hệ thống tên miền cũ với sức mạnh từ các chỉ số power site cao cũng sẽ là cách thức sáng tạo backlink chất lượng và bền vững.

Xây dựng liên kết từ site vệ tinh
Nếu như bạn có site vệ tinh và đúng lĩnh vực bạn đang kinh doanh nữa thì một backlink từ nó sẽ giúp ranking top nhanh hơn rất nhiều.

Xây dựng liên kết từ Social và Network
SEO Fanpage Facebook

SEO Event Facebook

SEO Note Facebook

SEO Google Map

SEO LinkedIn

SEO Medium

SEO Twitter

SEO Pinterest

13. Tiến hành quảng bá website

Sau khi đã Onpage và Offpage xong bạn hãy thực hiện viral và quảng cáo thương hiệu của mình càng nhanh càng tốt. Càng nhiều người biết đến càng tốt và dưới đây là những cách bạn có thể thực hiện PR cho website thương hiệu, sản phẩm dịch vụ bạn.

Hướng dẫn SEO cơ bản

Tìm những group facebook liên quan: Thực hiện share bài viết lên đó để kiếm tương tác.

Chạy quảng cáo Google Ads: Hỗ trợ cho SEO từ khóa lên TOP nhanh hơn cũng như bán hàng nhanh nhất có thể.

Chạy quảng cáo Facebook Ads: Hỗ trợ tiếp cận thêm những khách hàng tiềm năng và để bán được hàng ngay.

Chạy quảng cáo GDN: phủ hệ thống thương hiệu và gia tăng thêm kênh bán hàng.

Chạy quảng cáo Re-Marketing: bám đuổi theo đối tượng đã vào website bạn và chạy theo họ đến khi họ mua hàng.

14. Đo lường và đánh giá

Làm gì cũng vậy phải đo lường để đánh giá và rút kinh nghiệm cho lần sau làm tốt hơn. Hãy dùng những công cụ sau để kiểm tra website cũng như giá trị của website là cao hay thấp để từ đó có chiến lược SEO tốt hơn. Những công cụ đo lường như: Google Analytics, Google Webmaster Tool, Công cụ Ahref.

Như vậy là mình đã hướng dẫn các bạn về việc SEO trên google. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn trong công việc. Nếu thấy hay mọi người hãy like và chia sẽ với mọi người nhé.  Cảm ơn các bạn đã đọc và theo dõi Webexp24.
Bài viết trước
Hàng loạt anime, sự kiện bị delay vì dịch COVID-19
Bài viết tiếp theo
Seeding là gì? Tác dụng của Seeding trong marketing

    Đăng kí nhận thông tin

    Đăng ký ngay để nhận được những thông tin khi có bài viết mới!