Sitemap là gì ? Hướng dẫn tạo sitemap trên WordPress & khai báo với Google

Home / Sitemap là gì ? Hướng dẫn tạo sitemap trên WordPress & khai báo với Google
Sitemap được giới thiệu đầu tiên vào thế giới internet từ năm 1994 và 1995 khi nó được coi là điều cần thiết cho một website. Vì sitemaps của website trong những năm đó chủ yếu là bảng điều hướng trước khi giao diện điều hướng thân thiện với người dùng được phát triển bởi nhà thiết kế.Trong bài hướng dẫn WordPress này, chúng ta sẽ nhanh chóng đi qua các loại sitemaps, làm sao để thêm nó vào WordPress và cách submit WordPress sitemap URL cho search engine.

XML Sitemap là gì ?

XML Sitemap được xem như là một tấm bản đồ của website, đây là một đường dẫn trên trang web của bạn có đuôi .xml. Khi người dùng nhấn vào đường dẫn này sẽ thấy được toàn bộ các trang có thể truy cập trên trang web của bạn.

Ví dụ sitemap của chúng tôi là webExp24h.net thì khi bạn tìm sitemap của nó sẽ là: https://webexp24h.net/sitemap_index.xml

Việc tạo ra XML Sitemap & khai báo với công cụ tìm kiếm cũng là việc mà bạn thông báo cho công cụ tìm kiếm về các bài viết/trang tồn tại trong trang web của bạn, mức độ bạn cập nhật bài viết như thế nào, mức độ quan trọng của các bài viết trên trang.

Tóm lại Sitemap là gì ?
Sơ đồ trang web (Sitemaps) là một phương tiện dễ dàng để quản trị viên của trang web đó thông báo cho các công cụ tìm kiếm về các nội dung có sẵn trên trang web nhằm mục đích giúp công cụ tìm kiếm thu thập thông tin.
Sitemaps bao gồm những tệp file XML liệt kê tất cả những đường dẫn (URL) có trong website cũng với siêu dữ liệu bổ sung cho mỗi đường dẫn đó. Ví dụ :

  • Bài viết được cập nhật lần cuối khi nào ?
  • Mức độ thay đổi thường xuyên của nội dung ?
  • Độ quan trọng của nội dung này với nội dung khác?

Điều này sẽ công cụ tìm kiếm (Chủ yếu là Google) có thể thu thập và xử lý thông tin 1 cách thông minh & chính xác hơn.

Tại sao mỗi website đều nên có XML Sitemap ?

Thông thường, những mạng lưới thu thập thông tin thường phát hiện những nội dung của trang web từ những liên kết nội bộ trong trang web đó, hoặc từ những trang web khác trỏ về. Sitemaps sẽ bổ sung dữ liệu để công cụ tìm kiếm có thể lấy được toàn bộ đường dẫn và hiểu về các dữ liệu liên quan.

Sử dụng giao thức Sitemap không đảm bảo được website của bạn sẽ xuất hiện trên công cụ tìm kiếm. Nhưng sẽ giúp cho công cụ tìm kiếm xử lý nội dung, thông tin & dữ liệu ở website bạn 1 cách nhanh & chính xác hơn.

Theo các chuyên gia về SEO thì sitemap không trực tiếp làm gia tăng thứ hạng từ khóa của bạn trên kết quả tìm kiếm, nhưng ví dụ có một vài bài viết trên trang web của bạn không (hoặc lâu) được lập chỉ mục (index) thì sitemap sẽ chính là công cụ khai báo cho google về các bài viết này, từ đó Google có thể lập chỉ mục cho các bài viết nhanh chóng.

Hoặc có bất cứ nội dung nào được cập nhật trên website của bạn, sitemap sẽ giúp Google phát hiện ra điều đó sớm hơn. Tương tự đối với page, danh mục hay thẻ tag,…Điều này ảnh hưởng gián tiếp tới SEO.

Phương thức hoạt động rất đơn giản, sau khi bạn tạo sitemap và thêm vào trên Google Search Console (Công đoạn này mình sẽ hướng dẫn ở trong bài này), các bot tìm kiếm của Google hay công cụ tìm kiếm khác sẽ theo các đường link trong sitemap này & thông báo để lập chỉ mục.

Việc tạo sitemap rất hữu ích đối với các website mới, vì những website mới luôn gặp khó khăn về vấn đề index (rất ít backlink trỏ về nên những con bọ của Google không thèm ghé thăm), XML sitemap sẽ thay mặt bạn nói với Google “Tôi có website mới, hãy vào do thám và index website của tôi”

Còn đối với các website cũ, XML sitemap sẽ giúp cho Google biết được mức độ cập nhật của website, giúp cho website bạn có được cái nhìn tổng quan hơn từ công cụ tìm kiếm, từ đó có thể xếp hạng chính xác hơn trên kết quả tìm kiếm.

Hướng dẫn tạo XML Sitemap trên WordPress

Bạn có thể thấy trong nhiều bài viết của mình rất hay xuất hiện plugin Yoast SEO. Chính vì nó có nhiều chức năng về SEO hoặc liên quan đến SEO và nó thực hiện nhiệm vụ rất tốt nên được sử dụng rộng rãi. (Website của mình cũng dùng plugin này)

Plugin Yoast SEO này cũng đã tích hợp luôn tính năng tạo sitemap, nên bạn không cần dùng thêm 1 plugin riêng biệt nào để tạo Sitemap nữa. Nếu bạn chưa biết cách cài plugin cho WordPress, hãy xem lại hướng dẫn cài plugin tại đây trước khi thực hành.

Sau khi cài Yoast SEO. Bạn hãy vào SEO => General => Feature để kiếm tra xem tính năng tạo sitemaps đã bật lên hay chưa. Nếu nó đang ở trạng thái Off thì bạn bật On lên.

Sau đó bạn bấm vào See the XML sitemap xem sitemap đã hoạt động hay chưa.

Thông báo cho Google biết về Sitemap

Đây là công việc bạn phải làm sau khi tạo xong sitemap, hãy đảm bảo rằng bạn đã tạo ra sitemap có giao diện tương tự như bước trên, nếu bạn chưa tạo được sitemaps thì không thể submit nó lên Google Search Console.

Thao tác thông báo cho Google sẽ được thực hiện trong 2 bước :

Bước 1 : Xác thực website của bạn với Google Search Console.

Bước 2 : Thêm sitemap vào Google Search Console :

Sau khi xác thực Website của bạn với Google Search Console theo bước 1 thành công, hãy vào giao diện Google Search Console => Crawl => Sitemap

Sau đó nhìn lên góc phía trên bên phải, nhấn vào Add/Test Sitemap

Thêm sitemap của bạn vào, chú ý chỉ thêm đuôi của sitemap, ví dụ sitemap mình tạo bằng Yoast SEO nó có đuôi là sitemap_index.xml thì chỉ thêm đuôi này vào thôi, không thêm cả đường link vì Google Search Console sẽ tự cho đường link trước đó rồi, sau khi thêm bạn nhấn Submit.

Bạn sẽ được thông báo là Item Submitted, có nghĩa là sitemap của bạn đã được submit lên Google Search Console, bạn có thể nhấn Refesh the page để kiếm tra tình trạng của sitemap:

Và nếu không có lỗi gì thêm, nó sẽ hiển thị như sau.

Như vậy bạn đã add sitemap thành công vào Google Search Console.

Chúc các bạn thành công!

  • Các bạn cần thiết kế website có thể chat với chúng tôi hoặc có thê liên lạc trực tiếp qua số điện thoại – Chúng tôi sẽ giúp bạn!

Cảm ơn các bạn đã quan tâm bài viết, hãy để lại bình luận nếu các bạn thắc mắc hoặc lỗi ở đâu, tôi sẽ hướng dẫn các bạn gỡ lỗi. Nhớ chia sẻ để tất cả mọi người cùng đọc nhé!

Bài viết trước
CÁCH TỰ TẠO THÊM SIDEBAR CHO THEME
Bài viết tiếp theo
Hướng dẫn lập trình theme WordPress – Phần 4: WordPress Api là gì?

    Đăng kí nhận thông tin

    Đăng ký ngay để nhận được những thông tin khi có bài viết mới!