Hướng dẫn 6 bước căn bản về quy trình SEO

Home / Hướng dẫn 6 bước căn bản về quy trình SEO

Quy Trình SEO Website
SEO là tập hợp các thủ thuật để tối ưu trang Web thân thiện hơn với công cụ tìm kiếm, nhằm giúp cải thiện cho thứ hạng Website của mình trên bảng xếp hạng Google. Sau đây là quy trình SEO 6 bước để có thể tối ưu cho một Website, một quy trình có thể giúp bạn định hình được một cách tổng quan làm thế nào để tối ưu một Website, một chủ đề hay một lĩnh vực kinh doanh nào đó.

Quy trình Seo website có 6 bước sau:

1. Nghiên cứu

2. Cấu trúc

3. On-site SEO

4. Xây dựng liên kết

5. Tiếp tục tối ưu

6. Phân tích đo lường bổ sung.

Qui trình SEO 6 bước

Qui trình SEO 6 bước 

1 Nghiên Cứu

Đây là bước khởi đầu quan trọng và ảnh hưởng đến hiệu quả cuối cùng của chiến dịch SEO. Nhưng mọi người lại hay bỏ qua hoặc có làm thì cũng làm qua loa việc này, đơn giản vì khi làm SEO chúng ta thường chỉ tập chung vào tối ưu mấy thẻ SEO sau đó đi làm SEO offpage ngay.

Nghiên cứu từ khóa:

Mục đích:

+ Lựa chọn từ khóa thích hợp cho từng landing page

+ Khai phá thêm các từ khóa mới

+ Xác định volum thị trường

+ Xác định độ khó.

Môt số công cụ phân tích từ khóa được ưa chuộng như Google Keyword Planner, Google Trend sẽ hỗ trợ bạn rất tốt.

 

Nghiên cứu sản phẩm/ dịch vụ: Chúng ta kinh doanh phải biết sản phẩm mình bán là gì, sản phẩm/ dịch vụ đó nằm trong phân khúc nào, mức giá ra sao còn nếu bạn là người làm SEO cho khách hàng thì bạn cũng cần biết được các điều trên để chúng ta làm tốt cho khách hàng

Nghiên cứu khách hàng: Khách hàng là những người sẽ tìm kiếm các thông tin về sản phẩm và dịch vụ của chúng ta, khi chúng ta nghiên cứu khách hàng chúng ta biết được thông tin chi tiết khách hàng là nam hay nữ, họ là dân văn phòng hay những người làm kỹ thuật, độ tuổi bao nhiêu, khách hàng ở khu vực nào, sở thích là gì…..thì từ đó chúng ta sẽ xây dựng được các chiến lược marketing, chiến lược bán hàng hiệu quả khi làm seo

Nghiên cứu đối thủ: Đây là bước thú vị nhất vì chúng ta có thể biết được đối thủ đang làm gì trên website, cách họ tối ưu website ra sao, họ đang seo từ khóa gì, họ đang đi xây dựng backlink ở đâu,…Đối thủ lúc này như người thầy của chúng ta vậy.

2. Cấu trúc website

Ngay sau bước 1 nghiên cứu đã có danh sách từ khóa cần làm SEO rồi chúng ta sẽ cần phân loại từ khóa chính, từ khóa phụ từ đó định hình tối ưu cấu trúc cho website. Ở đây tôi muốn nói đến việc phân cấp các danh mục và các bài viết chứa từ khóa, nếu bạn chia danh mục rõ ràng sẽ giúp người dùng cũng như bọ tìm kiếm dễ dàng truy cập các trang con bên trong hơn, bạn cũng lưu ý trong website nên để liên kết xoay vòng sẽ giúp cho website của mình mạnh mẽ hơn, bạn có thể tham khảo cấu trúc silo onpage cho website chúng tôi đã viết.

3. On-site SEO hay gọi là SEO Onpage

Trong bước SEO Onpage có 3 yếu tố quan trọng theo chúng tôi muốn nhấn mạnh cần thực hiện:

Xây dựng nội dung:

Content Research / Keyword Research – Nghiên cứu nội dung và từ khóa cho website

Content Words / Use Of Keywords – Từ khóa trong nội dung/ Cách sử dụng nội dung

Content Engagement – Nội dung thu hút

Content Freshness – Làm mới nội dung.

Tối ưu Html:

Các thẻ HTML trong SEO bạn cần lưu ý tối như là: HTML Title Tag – Thẻ Title, The Meta Description Tag – Thẻ mô tả, Header Tags – Thẻ tiêu đề H1, H2, ALT – Thẻ tối ưu cho ảnh,

Cấu trúc trang web:

Site Crawability – Cách đọc trang web của Robot, Site Speed – Tốc độ trang web, Are Your URLs Descriptive? – Cấu trúc URL.

4. Xây dựng liên kết:

Trong SEO Offpage thì xây dựng liên kết chỉ là một yếu tố trong 4 yếu tố sau:

– Xây dựng liên kết – Link

– Truyền thông xã hội – Social media

– Xây dựng uy tín, Sự tín nhiệm, mức độ tin tưởng

– Yếu tố cá nhân ảnh hưởng đến yếu tố xếp hạng

5. Tiếp tục tối ưu:

SEO là quá trình làm việc dài hơi và không thể nóng vội được, ngay khi bạn làm xong 4 bước trên thì bạn vẫn cứ tiếp tục tối ưu, nghiên cứu từ khóa, nghiên cứu đối thủ và update thêm các bài viết cũng như tối ưu các trang chưa hoàn chỉnh trên website của mình để website được tối ưu hơn

6. Phân tích thứ hạng & Đo lường:

Trong bước phân tích và đo lường này tôi thường sử dụng 3 công cụ sau để phân tích và đo lường gồm ahrefs, Google analytics, Google webmaster tool. Với bộ 3 công cụ này chúng ta có thể theo dõi được lượng backlink chúng ta đã làm, số lượt khách hàng truy cập vào website từ những nguồn nào, những từ khóa nào đã lên top cũng như tỷ lệ thoát trang ra sao,…

Bài viết trước
5 phần mềm được các web developers lựa chọn
Bài viết tiếp theo
SEO Fanpage Facebook

    Đăng kí nhận thông tin

    Đăng ký ngay để nhận được những thông tin khi có bài viết mới!